- Quảng Ngãi: Leo giàn giáo, bẻ sắt, bê gạch, xây tường,… chuyện về những “bóng hồng” tay cầm bay
- Quảng Ngãi: Nhiều giáo viên trường nghề là thạc sĩ, tiến sĩ
- Nguy cơ lây lan dịch lở mồm long móng ở Quảng Ngãi rất cao
- Thiếu giáo viên, Quảng Ngãi đề xuất 1 giáo viên dạy nhiều trường
- Quảng Ngãi: Ông nông dân nuôi con đặc sản đầy gai nhọn hoắt, trồng vườn “lung tung” mà thành tỷ phú
Người thợ xây dựng đêm nào cũng đạp xe đến bến xe để hóng wifi miễn phí, gọi về nói chuyện với gia đình. Câu chuyện khi được chia sẻ đã khiến nhiều người thương cảm và xót xa trước những thân phận tha phương.
Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc với mỗi người, nhất là những ai trót sống xa nhà vì gánh nặng mưu sinh. Giữa lúc mệt nhọc, tình thân như một sức mạnh giúp nâng đỡ, vực dậy tinh thần của họ. Cũng vì điều này, cảm động vô cùng khi hình ảnh người đàn ông ngồi nép một góc ở bến xe để dùng wifi miễn phí gọi về nhà.
Do hoàn cảnh khó khăn, ông phải xa nhà lên thành phố làm công nhân cho một công trình xây dựng. Cả ngày làm việc vất vả, nặng nhọc là vậy nhưng cứ tối đến là ông đều đạp xe từ nhà đến bến xe. Giữa cảnh đông đúc, nhiều người qua lại, người đàn ông nép mình để gọi video nói chuyện với cả nhà. Có lẽ, đó là giây phút thoải mái, ấm áp và xoa dịu những mệt mỏi của ông.
Mỗi ngày ông kiếm được tầm 600 nghìn đồng nhưng mức sống đắt đỏ tại thành phố xa hoa nên chẳng thấm tháp vào đâu. Phải tằn tiện, chi xài tiết kiệm lắm mới đủ dư chút đỉnh gửi về cho vợ con ở quê nhà. Mọi nhu cầu cá nhân đều được ông cắt giảm triệt để, tiết kiệm được đồng nào đỡ đồng nấy. Thay vì phải bỏ 1 món tiền trả tiền wifi hằng tháng, có thể số đó sẽ giúp con ông được no bữa. Bởi vậy, người thợ xây dựng này đã nảy ra sáng kiến “hóng ké” wifi miễn phí ở bến xe.
Sau mỗi ngày làm việc, cảm giác xa lạ và nhớ nhà nhớ người thân khiến ông lạc lõng. Thế là cứ tối đến, ông lại mang chiếc điện thoại cũ cùng dây sạc đến “đóng quân” ở bến xe. Dù chỉ gặp người nhà qua màn hình nhưng cũng ấm lòng phần nào, tiếp thêm động lực để ông bám trụ ở nơi đắt đỏ này. Nghe chuyện mà thương cảm vô cùng. Dù người đàn ông làm nghề xây dựng này đang sinh sống ở Thượng Hải (Trung Quốc) nhưng cái túng thiếu rồi tính tiết kiệm để người thân ấm no sao mà giống với biết bao kiếp tha phương. bất kì ở đâu, con người trong cảnh xa quê để mưu sinh cũng thường đau đáu nỗi nhớ cha mẹ, vợ con và cảm giác cô đơn rợn người đầy xót xa.
Ở nơi xa xôi, điều kiện sinh hoạt đắt đỏ, họ trân quý từng đồng tiền và ra sức tiêu xài tiết kiệm. Để đổi lấy vài trăm nghìn mỗi ngày là biết bao mồ hôi, công sức, thậm chí công nhân xây dựng là đối diện với bao hiểm nguy. Không thể làm 5 đồng, tiêu hết 4 đồng vì hình ảnh cha mẹ già yếu, vợ lam lũ, con đói ăn ở nhà quá ám ảnh.
Ở nước mình, nhiều người từ miền Trung vào Nam mưu sinh với hy vọng có thể khấm khá hơn, lo được cho con ở nhà. thương vô cùng những người phụ nữ với khuôn mặt khắc khổ, đầu đội nón lá, mặc bộ đồ tuềnh toàng rồi đạp xe với thúng hàng sau lưng hay quảy gánh giữa trưa trời nắng đổ lửa. Mỗi lần muốn ăn, muốn uống hay tiêu xài gì là đắn đo, tính tới lui đến bạc cả đầu hay như dân gian vẫn bảo là “ăn mắm mút giòi” để dành ra chút tiền gửi về quê. Nhịn phần này là con ở nhà no được một bữa, ráng thức khuya chút để con có quần áo mới nhập học.
Kiếp tha phương có bao giờ là dễ dàng. Ở quê nhà phải khó khăn, túng quẫn mới chọn cách ra đi, nén nỗi nhớ người thân mà tìm hy vọng nơi thành phố. Tuy nhiên những nơi đắt đỏ, hoa chỉ dành cho người giàu còn lệ sẽ dành cho người khốn cùng.