- Quảng Ngãi: Lãi trên 100 triệu đồng/ năm từ bò lai Sind
- Thứ gạo nếp bụ bẫm, no tròn ở Quảng Ngãi ngon đến mức nào mà có bao nhiêu thương lái đến khuân hết bấy nhiêu?
- Quảng Ngãi: Hư hỏng ở Quảng trường 25 tỷ vừa bàn giao do ý thức bảo quản sử dụng kém?
- Quảng Ngãi chưa tiếp nhận người lao động từ tỉnh Hải Dương đến làm việc
- Quảng Ngãi: LẠ MÀ HAY: Trồng vườn dừa thơm mùi lá dứa, cứ đếm trái mà thu tiền, lãi hơn 100 triệu đồng
Cuộc sống càng hiện đại, con người có vẻ càng thích xu hướng “thiết thực”. Nhất là trong thời đại bão giá, những món quà chỉ để “làm màu”, để “trang trí” đã không còn được ưa chuộng.
Ví như mới đây, một trường phổ thông dân lập Hàn Lâm ở Quý Chân đã thưởng thịt lợn cho các học sinh xếp từ thứ nhất đến thứ ba, các lớp từ lớp 1 đến lớp 9 như sau: học sinh xếp thứ nhất 15kg thịt lợn, thứ nhì 10 kg và thứ ba là chân lợn. Toàn trường 30 lớp, có tất cả 90 học sinh đã được thưởng thịt lợn.
Theo tìm hiểu, đất nước tỉ dân cũng bị dịch sốt lợn Châu Phi hoành hành, giá thịt lợn gần đây đã tăng vọt và vì thịt lợn là thứ thực phẩm được ưa chuộng ở TQ, giá trị của nó đã trở nên rất cao đối với nhiều người.
Nhà trường cho biết, trong những năm qua, cứ kết thúc học kỳ sẽ trao giải thưởng tiền mặt cho ba học sinh đứng đầu các lớp. Học sinh đứng đầu là 300 Nhân dân tệ, vị trí thứ hai là 200 tệ và vị trí thứ ba là 100 tệ.
Lần này nhà trường thay đổi cách thưởng bằng cách thưởng thịt lợn để giúp tăng không khí đón Tết. Nhà trường đã mua 7 con lợn trên thị trường, hết hơn 50.000 Nhân dân tệ.
Trong buổi lễ tuyên dương, các học sinh học giỏi nhất đã nhận được suất thịt lợn của mình theo bảng xếp hạng. Một số học sinh mang thịt lợn về nhà bằng cọc tre. Các học sinh nhỏ tuổi thì yêu cầu cha mẹ đến mang về.
Rất nhiều phụ huynh bày tỏ cảm kích trước cách làm này của nhà trường, nói “Thưởng thịt lợn rất thiết thực! Từ hồi giá thịt tăng lên gia đình không dám mua thịt ăn, nhận được phần thưởng chúng tôi rất phấn khởi!”.
Nhìn ảnh, thấy những khuôn mặt rạng rỡ của các em mà vừa vui lại vừa buồn. vui là bởi các em không chê bai, dè bỉu, các em biết cách nâng niu phần thưởng của mình, tôn trọng tâm ý của thầy cô, rằng giá trị của món quà tặng dù lớn hay bé thì quan trọng nhất vẫn là tấm lòng.
buồn là bởi thịt lợn đang trong giai đoạn bão giá, khiến thị trường gặp nhiều trắc trở. Từ sự mất cân bằng ấy, nhiều câu chuyện buồn đã xảy ra. Ví như ở thành phố Nam Kinh, có câu chuyện cười ra nước mắt của ba người phụ nữ cùng đi chợ, cùng quyết liệt để tranh nhau miếng thịt lợn cuối cùng trên sạp hàng được bán với giá ưu đãi.
“Phần thịt chân giò là của tôi, hãy cắt nó cho tôi”, một người phụ nữ hét lên, tay vẫn không rời khỏi miếng thịt. Một phụ nữ khác lập tức đáp lời: “Bà cắt quá nhiều đấy, phần của tôi không đủ”. Nhìn cảnh 3 người phụ nữ tranh cãi, chủ sạp và một số người xung quanh ra sức can ngăn và phân xử nhưng không thành công.
Hay nói đâu cho xa xôi, ở Việt Nam mình ngay tại Đồng Nai, cũng từng có vụ trộm thịt lợn của hai thanh niên trẻ, bởi thay vì ăn cắp xe máy, hai thanh niên này chỉ len lén lấy đi miếng thịt lợn treo lủng lẳng trước cửa nhà.
Còn các em học sinh, vì được giáo dục tốt nên chẳng ai phân bì ai, cũng chẳng chê bai hay tranh giành, so kè thiệt hơn. Các em cứ đón nhận món quà với tâm lý rất dễ thương và đáng yêu. Đây cũng là cách mà chúng ta cần giáo dục cho trẻ nhỏ.
Còn nhớ cách đây không lâu, cũng từng có trường tiểu học Shanwei Guangming (tỉnh Quảng Đông) đã quyết định treo thưởng thịt lợn cho những học sinh đạt được thứ hạng cao trong lớp. Đặc biệt hơn đó chính là 6 giáo viên dạy giỏi của trường, mỗi người sẽ nhận được một chiếc chân giò.
Rồi ở khu tự trị Quảng Tây, lại có Trường tiểu học Jiangchuan vì nghèo nhưng luôn muốn khuyến khích thành tích học tập của các bạn nhỏ. Vì thế, trường đã quyết định tặng thưởng 140 con cá chép cho các học sinh có thành tích học tập xuất sắc.
Hiệu trưởng của trường là ông Liao Xiaohua cho biết, cá chép đại diện cho sự giàu có và lòng can đảm. Phần thưởng này nhằm mục đích giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra theo truyền thuyết, cá chép thường được sử dụng để cổ vũ những trẻ em nghèo khó vươn lên bằng cách học tập chăm chỉ, “cá chép hóa rồng”.
Trước đó, trường từng trao thưởng sách, vở, bút,…cho học sinh, thế nhưng các bậc phụ huynh dường như không quan tâm nhiều lắm. Còn với các chép, thịt lợn… các cha mẹ hoàn toàn có thể chuẩn bị một buổi ăn thịnh soạn cho cả nhà.
Nhìn lại mới thấy, những ngôi trường tặng ‘hiện vật’ cho các em hầu như là trường làng, trường nghèo không được khấm khá. Họ tuy khó khăn mà vẫn rất nhanh trí để tạo ra phần thưởng vừa hài lòng cả phụ huynh lẫn học sinh.
Cuộc sống, đôi lúc một tờ giấy khen, một phong bì đựng tiền lại không ý nghĩa bằng một miếng thịt lợn, một con cá chép cùng những lời động viên thực sự chân thành của thầy cô. Điều đó, còn đáng giá hơn cả nghìn lượng vàng. ’’Của cho không bằng cách cho’’ là vậy.